Loài chủ chốt Tái hoang dã

Thúc đẩy tái hoang dã có thể mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp cho môi trường và cảnh quan. Tại châu Âu, động vật có vú lớn không còn chỉ là các đàn thú nữa, chúng dường như là một ứng cử viên cứu tinh lý tưởng của thiên nhiên. Vậy những loài động vật nào sẽ được thả về nơi hoang dã. Không phải là những con gấu tại dãy núi Pyrénées, cũng chẳng phải là những con sói của dãy núi Alpes, chính các đàn động vật ăn cỏ kích thước lớn mới có khả năng làm được điều này. Nhưng cũng cần phải suy tính kỹ các yếu tố liên quan như chuỗi thức ăn, các loài động vật vốn đã sinh sống tại nơi đó, tác động của việc thả các loài động vật ăn cỏ về môi trường sống ban đầu, các điều kiện tự nhiên liên quan đến biển đổi khí hậu có thể xảy ra trong tương lai, cũng như là những tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên trong quá trình sản xuất và cuộc sống thường ngày.

Nai sừng tấm rất thích nước, chúng có thể nhìn thấy ở Bắc Mỹ hay Bắc Âu, loài vật này thường xuyên nhúng chân mình trong nước. Chúng thích bơi và “nhấm nháp” những cây thủy sinh. Khi làm như vậy, chúng sẽ làm xáo trộn lớp nước ở tầng đáy, thúc đẩy sự tuần hoàn trao đổi chất của sinh vật thủy sinh. Trong ba phần tư giờ, nai sừng tấm có thể khuấy động cả một vùng diện tích lên tới 100 m2, kích thích lưu lượng chất đạm nhiều hơn gấp ba lần. Thậm chí, lượng chất thải mà đàn nai sừng tấm để lại tại những nơi chúng ghé qua sẽ là một nguồn dinh dưỡng dồi dào và màu mỡ cho vùng đất nơi đó. Thú vị hơn nữa, bằng việc ăn các cây thủy sinh, nai sừng tấm còn góp phần đưa các hợp chất nitơ này từ dưới nước lên mặt đất, mở ra một chu trình phát triển mới cho thảm thực vật của nơi đây. Tuy nhiên, sự nóng lên toàn cầu khiến các loài động vật ăn cỏ này bỏ trốn dần về phía nam, chạy khỏi vùng đất sinh sống của mình.

Hải ly cho đến nay là yếu tố quan trọng nhất của hệ sinh thái ven sông. Đầu tiên, những con đập mà chúng xây dựng (đập hải ly) đã tạo ra các hệ sinh thái vi mô có thể được sử dụng làm ổ đẻ trứng cho cá hồi và thu thập động vật không xương sống để cá hồi để nuôi sống chúng. Các con đập, một lần nữa được xây dựng bởi hải ly, tạo ra vùng đất ngập nước cho đời sống sinh học các loài thực vật, côn trùng và chim. Các loài cây cối, bạch dương, cây bông và cây liễu rất quan trọng đối với chế độ ăn của hải ly và phải được khuyến khích phát triển ở những khu vực mà động vật có thể tiếp cận. Về mặt gieo hạt, chim có thể làm phần lớn phần còn lại. Những con vật này có hiệu ứng nhỏ giọt khi chúng tạo ra các hệ sinh thái có tiềm năng phát triển theo cấp số nhân.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tái hoang dã //edwardbetts.com/find_link?q=T%C3%A1i_hoang_d%C3%... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2008-0... http://rewildingeurope.com/ http://www.rewildingtheworld.com/ http://www.ted.com/talks/george_monbiot_for_more_w... http://www.wildlifeextra.com/go/news/lion-reintrod... http://www.americanprairie.org/ http://www.conbio.org/cip/article71wil.cfm //dx.doi.org/10.1111%2Fj.1526-4629.2006.tb00148.x http://www.eurowildlife.org/news/a-%E2%80%9Cnoah%E...